Kỹ thuật bao buồng chuối

Thực hiện kỹ thuật bao buồng chuối giúp trái không bị côn trùng, sâu (sâu đục cuống, bọ xít, ruồi đục quả, bệnh thán thư, đốm nâu…) cắn, chính và làm vỏ trái cây màu sắc đậm, nhạt đẹp theo ý muốn, không có các vết rám do sâu bệnh hoặc bị sém nắng, không làm thay đổi chất lượng trái.

Bao trái cũng làm giảm quả rụng do bị sâu bệnh gây, giảm số lần phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, tăng năng suất cây trồng.

Kỹ thuật bao buồng chuối

Cách bao buồng chuối

Khi các hoa chuối vừa nở hết (các lá đài màu hồng che nải chuối cuối cùng có khả năng đậu quả vừa rụng), lấy dao sắc cắt phần hoa vô hiệu (phần hoa không có khả năng đậu thành quả sau này), để vài ngày cho khô nhựa.

Dùng túi nilon bao trái chuyên dùng, dài 1,8-2,5m (mỗi nải chuối cần khoảng 20cm chiều dài túi nilon), thủng hai đầu, lồng vào buồng chuối theo chiều từ dưới lên, lấy dây vải mềm buộc miệng túi đầu trên vào cuống hoa (phần cuống ở nải trên cùng, gần ngọn cây).

Đầu dưới túi bao để hở tự nhiên, có tác dụng thoát nước khi gặp mưa và hơi nước do quả thoát ra, tản nhiệt khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao trong mùa hè. Nếu buộc kín hai đầu thì quả sẽ bị thối do quả hô hấp tỏa nhiệt nóng và độ ẩm trong túi chứa quả cao do nước mưa lọt vào.

Kỹ thuật bao buồng chuối

Chuối được bao trùm bảo vệ sẽ phòng ngừa được nhiều loại sâu rầy và côn trùng phá hoại:

1. Sâu đục thân, đục cành

Có tên Margronia, thành trùng đẻ trứng trên lá non, trái non sau đó đục vào thân cành. Xịt thuốc trừ sâu vào giai đoạn ra lá non, trái non như Cyperan 5 EC, 10 EC, Decis 2,5EC, Bian 40-50 EC, Basudin 50 EC.

2. Ruồi đục trái

Do loài dacus sp, đẻ trứng vào trái già, gây thối nhũn trái. Dùng chất dẫn dụ sinh học để diệt ruồi đực. Bao bọc trái hay xịt thuốc diệt ruồi như trebon 10 Nd, decis 25 ec…

3. Sâu đục trái

– Gây hại nặng trên mít làm giảm chất lượng và sản lượng. Thường ở các phần tiếp giáp các trái hay giữa trái tiếp giáp với thân, bị gây hại nặng nhất.Trái có thể bị hư hỏng hay bị rụng sớm.

– Không nên dùng biện pháp xử lý thuốc hóa học mà dùng biện pháp sinh học để phòng trừ sự gây hại hay bao trái vào cuối giai đoạn trái rụng sinh lý.

4. Ngài đục trái

Có nhiều loài gây hại khác nhau, chúng chích hút vào ban đêm ở giai đoạn trái chín. Cách phòng trị giống như sâu đục trái.

5. Rầy, rệp

– Có rất nhiều loài gây hại trên mít, chúng chích hút nhựa lá non, đọt non, trái làm lá quăn queo, cây chậm lớn, trái dị hình và kèm theo là nấm đốm bồ hóng tấn công làm giảm khả năng quang hợp của cây và trái không đẹp.

– Để bảo vệ tốt cây trồng nên áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM+Thiết lập hệ thống canh tác hữu hiệu thường xuyên. Dùng biện pháp sinh học tăng cường thiên dịch, hạn chế dịch hại do sâu bệnh. Sử dụng thuốc hóa học khi cần thiết.

– Xây dựng hệ thống dự báo sâu bệnh, thiên dịch, những điều kiện tự nhiên để có thể định hướng phù hợp tình hình sản xuất thực tế.

Kỹ thuật bao buồng chuối

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn:
Địa chỉ: 527/529 Bình Thới, phường 10, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline:0886262829
Facebook: https://www.facebook.com/lucsinhanong

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *